Toàn bộ website

Tại sao đợi hàng giờ mà cá vẫn không thèm “viếng thăm”

 

 

Có khi nào bạn tự hỏi rằng: Tại sao trước khi đi câu cá, như lời chỉ dạy của các bậc tiền bối gọi là bàn tay vàng trong thế giới câu, mình cũng đã đầu tư bao nhiêu tiền bạc, công sức, thời gian để trang bị cho mình một bộ đồ dụng cụ câu cực kỳ tối tân hiện đại và mồi câu thơm ngon, hấp dẫn đến vậy mà sao rõ ràng đã chọn lựa địa điểm nhiều cá mình muốn câu lắm rồi, vẫn thấy nó nhởn nhơ bơi lội đầy rẫy dưới nước, trừng mắt thách thức nhìn ta đấy nhưng chỉ hai mắt nhìn nhau thôi sao, công cuộc chinh phục chúng sao khó khăn đến vậy, ngồi đợi hàng giờ mà nó cũng không thèm “ghé thăm địa phận mà ta dày công sắp đặt”.  Chẳng lẽ bỏ cả ngày trời lại về tay không sao??

Thật sự đây là câu hỏi không chỉ bạn mà nhiều cần thủ phải vật lộn với nó trong đầu, mãi vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.  Trước khi lâm trận đã dày công luyện bao nhiêu là bí kíp, chiêu thuật võ công, nắm rõ thói quen, tập tục sinh hoạt của địch như trong lòng bàn tay, đầu tư bao nhiêu là thiết bị công nghệ hiện đại nhưng tại sao cá không cắn câu là điều vô cùng bức xúc của các cần thủ. Chúng tôi qua bài viết chia sẻ sau đây sẽ giải đáp phần nào uẩn khúc của các cần thủ:

 

Như các loài động vật khác, cá cũng biết đói và khi đói chúng sẽ chủ động đi kiếm mồi. Nhưng với những người gọi là dân câu dày dặn kinh nghiệm thì họ vẫn có cách để làm cho cá dù không đói vẫn cắn mồi.

 

                     Hình 1: Làm thế nào để cá không đói mà vẫn cắn mồi?

 

Câu trả lời thứ nhất lý giải cho câu hỏi “ tại sao cá không viếng thăm” là nếu không có dòng chảy thì cá sẽ không cắn câu nghĩa là việc thủy triều lên, xuống cùng với dòng chảy ảnh hưởng rất nhiều đến xác suất cá cắn câu.  Theo nghiên cứu cho thấy khi nước chảy mạnh thì cá ăn nhiều hơn và mạnh bạo hơn.

 

           Hình 2: Khi nước chảy mạnh thì cá ăn nhiều hơn và mạnh bạo hơn. 

 

Ngay cả khi câu ở biển, là nơi mà rất khó nhận thấy nhất, thì dòng chảy vẫn là yếu tố quyết định, thủy triều lên, xuống chậm chạp thì sẽ không có dòng chảy, lúc đó, bạn sẽ thấy rất “tuyệt” vì có thể thả mồi xuống tận đáy chỉ với một cục chì rất nhỏ. Và ...chẳng có cú táp nào.

 

Hình 2: Không có dòng chảy có lẽ bạn phải ngồi đợi mãi mà cá vẫn không thèm viếng thăm

 

Câu trả lời thứ hai lý giải cho hiện tượng này là: Có thể thời điểm bạn chọn câu cá là sau đợt lạnh hoặc cơn bão nào đó. Theo nghiên cứu cho thấy thời tiết cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn mồi của cá. Cá cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt nó có thể cảm nhận được những cơn bão có khả năng đang đến gần, nên nó sẽ tức tốc ăn mồi trước khi bão đến.

Bạn có thể kiểm nghiệm qua thực tế. Cứ sau một cơn bão hoặc một đợt lạnh bạn có thể đi câu thử. Tôi đảm bảo rằng dù bạn đợi cả buổi, cả ngày hoặc vài ngày đi chăng nữa thì cá cũng không viếng thăm bạn đâu. Bởi vì có thể trước đợt lạnh chúng đã dự trữ đủ thức ăn nên sẽ khước từ sự mời gọi của bạn dẫu biết rằng lời mời đó thật sự hấp dẫn, hương thơm ngào ngạt khó cưỡng lại.

 

Hình 3: Sau trận bão lớn dù bạn có mời cá mồi hương thơm ngào ngạt như thế nào cá cũng không thèm viếng thăm.

 

Câu trả lời thứ ba lý giải cho hiện tượng này là: Cá rất nhạy cảm đối với hơi người hoặc bóng người hoặc bất cứ vật nào mà chúng cảm nhận sẽ xâm hại đến đời sống yên bình của chúng. Vì vậy đối với các vùng nước cạn thì bạn đừng bao giờ để chúng thấy bạn hoặc thuyền câu, đảm bảo chúng sẽ không bén mảng đến con mồi của bạn. Lúc này bạn hãy đứng thật xa quăng đến chỗ cá trú.hoặc khi câu nên chọn vị trí cao sao cho tia nắng mặt trời không chiếu bóng bạn xuống dòng nước để cá không sợ mà trốn đi.

 

Hình 4: Cá rất nhạy cảm đối với hơi người hoặc bóng người hoặc thuyền câu...

 

Khi đã xác định được những nguyên nhân này bạn hãy tiếp tục trang bị cho mình những thiết bị câu hữu hiệu. Đặc biệt chiếc cần câu cá shimano luôn là lựa chọn thông minh của nhiều cần thủ.

Hình 5: Trang bị những thiết bị câu của các hãng nổi tiếng cũng góp phần làm nên sự thành công của bạn.

 

Asun.vn mong rằng những chia sẽ hữu ích trên đây sẽ phần nào giúp các cần thủ giải tỏa được một số nghi vấn mà chưa có lời giải cho sự thất bại trong các chuyến đi câu.

Chúc các bạn ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm để tận hưởng những chuyến đi câu bội thu nhé!

 

Hình 6: Hiểu được nguyên nhân "vì sao cá không ghé thăm" sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn.

 

ASUN.VN


Bài viết liên quan

LÊN ĐẦU TRANG